vendredi 13 octobre 2017

Kokyu Nage (1) by Shirakawa Ryuji sensei


Aïte: Chân thành và trọng tâm của chiêu thức (3)

Trọng tâm
Luôn có trọng tâm trong không gian và phương hướng: nếu tôn trọng các nguyên tắc cơ bản cùng với thái độ lắng nghe, kết nối, liên kết với các chiêu thức của Tori, Aïte sẽ nhu nhuyễn di chuyển theo hướng mà Tori dẫn dắt mình.


Photo: from internet


Nếu Aïte có nhiều kinh nghiệm hơn Tori trong vai trò của Uke, võ sinh này thậm chí có thể tinh tế di chuyển theo hướng khiến Tori có cảm giác rằng mình đã thực hiện hoàn hảo một chiêu thức. Thông qua trải nghiệm về phương hướng và trọng tâm chính xác, Tori liền ngộ ra được những cảm giác về phương hướng và trọng tâm cần có khi một chiêu thức được thực hiện đúng đắn.

Cũng như vậy, các chiêu thức phản đòn của Tori cần phải tôn trọng trọng tâm và hướng tấn công của Aite, nếu không sẽ phát sinh sự xung đột. Đồng thời, Aite cũng cần nhu nhuyễn phản ứng với các trọng tâm và phương hướng của các phản chiêu khi Tori hưởng ứng đòn tấn công một cách đúng mực.

Trọng tâm truyền tải ý nghĩa và là mục đích của đòn tấn công, nó mang lại cho Tori cơ hội cần thiết để xây dựng tư thế và các chuyển động của chiêu thức. Aïte nên nhận thức vai trò của đòn tấn công và ý nghĩa của các phản ứng của Uke với Tori, đó là giúp Tori có ích lợi và tiến triển trong luyện tập.

Nhưng trên hết, có ý thức về chiêu thức, theo định nghĩa, là có khả năng để nhận biết và đánh giá một cách tức thời và trực quan, những gì đang diễn ra, trong mối tương tác giao lưu với Tori.

Những phẩm chất mà Aïte nhận thức và phát triển trong vai trò Uke không những sẽ giúp đối tác Tori tiến bộ, mà cũng làm làm rõ ràng, minh bạch, khai thông hơn các kỹ thuật phản đòn của chính mình khi võ sinh này đóng lại vai tròTori.

Nhận thức rõ vai trò của mình, Aïte cũng sẽ sắc sảo hơn trong việc nắm bắt và sử dụng mọi sơ hở trong chiêu thức của Tori một cách thông minh và trung thực, nhờ đó Uke này có thể thoát khỏi chiêu thức phản đòn, để tiếp tục mục tiêu tấn công và kiểm soát của mình...

Càng tinh tế, hợp lý và hiệu quả hơn trong vai trò Aite, khả năng đáp ứng và thích nghi với Tori của Uke càng tốt hơn, vừa cho đối phương cơ hội, đồng thời cũng khiến đối phương buộc phải cải thiện các chiêu thức phản công của mình.

Hoàn thiện các phẩm chất Aïte khi đóng vai trò Uke cũng chính là việc phát triển các kỹ năng của mình khi là Tori, hơn nữa, vừa giúp nâng cao trình độ của đối tác Tori của mình khi người này đóng vai trò Uke sau đó.

End
Béatrice Barrère ngũ đẳng huyền đai + Brice Guiader tứ đẳng huyền đai
 trong khóa tập huấn Aikido ngày 17/07/ 2017 tại Le Vaudreuiln, Pháp


Shoshinsha'lan dịch


**********
***
phần 1:
https://shoshinshalan.blogspot.fr/2017/09/aite-chan-thanh-va-trong-tam-cua-chieu.html
phần 2:
https://shoshinshalan.blogspot.fr/2017/10/aite-chan-thanh-va-trong-tam-cua-chieu.html
phần 3:
https://shoshinshalan.blogspot.fr/2017/10/aite-chan-thanh-va-trong-tam-cua-chieu_13.html


Aïte: Chân thành và trọng tâm của chiêu thức (2)



CHÂN THÀNH trong tấn công và trong thái độ của Uke

Trong vị thế tấn công, ngay cả khi nó là một cuộc tấn công để luyện tập, cũng cần phải thẳng thắn, ngay ngắn, có tính xây dựng, cũng cần phải chính xác, hợp lý và thể hiện được chủ định tấn công. Kỹ thuật tấn công cần đạt được mục tiêu tấn công của nó.

Photo: from Budo Shugyosha


Các Aïte cũng được yêu cầu chân thành trong thái độ: tôn trọng tuân theo các hướng dẫn của võ sư. Thái độ của Aite cần phải thay đổi, thích nghi với các tình huống khác nhau: trong tình huống luyện tập (các cảm nhận, các nguyên tắc); trong việc trau dồi xây dựng tư thế chiêu thức cơ bản; trong việc luyện tập tĩnh hay động; trong việc luyện tập các chiêu thức biến thể hoặc các ứng dụng võ thuật..

Một đòn tấn công và sau đó là sự phản ứng của Aite với các chiêu thức phản đòn củaTori phải được thi triển trong mối tương tác (awase) với đối tác. Chân thành ứng phó với các phản đòn của Tori chính là sự tương tác thích ứng, thích nghi với mức độ của chiêu thức ấy (đặc biệt khi Aïte - Uke có nhiều kinh nghiệm hơn Tori) ...

Đòn tấn công, cho dù là một nhát chém mạnh mẽ tới đâu, cũng cần được kiểm soát trong sự buông ngưng lập tức khi vừa có sự tiếp xúc với Tori, trong khi vẫn duy trì lực hiện diện tại điểm tiếp xúc, điều này cho phép kết nối hai đối tác, và giúp cả hai lắng nghe lẫn nhau.

Aite không phải là người tấn công với một cơ thể ẻo lả, hời hợt, không tấn cống với thái độ nhu nhược của kẻ hi sinh bản thân hay kẻ thua cuộc.

Aite cũng không phải là người thình lình thay đổi, xuyên tạc đòn tấn công của mình thành một đòn khác, do dự đoán trước chiêu thức phản đòn của Tori và cố ý ngăn chặn nó.
Aite càng không phải là người cố ý gống cứng mình thành một điểm vô dụng cứng ngắc nhằm ngăn chặn các chuyển động luân lưu của một cuộc luyện tập.


(còn tiếp)
Béatrice Barrère ngũ đẳng huyền đai + Brice Guiader tứ đẳng huyền đai
trong khóa t
ập huấn Aikido ngày 17/07/ 2017 tại Le Vaudreuiln, Pháp

Où placer son égo en Aïkido ?

Aujourd’hui, durant ce stage, lorsque le maître évoqua une sentence d’ O senseï, on aurait pu entendre une mouche voler dans ce dôjô… « Il faut être un avec l’Univers » répétait souvent le fondateur.

Mais notre « propre univers » est souvent limité autours de notre égo. Et la question du senseï fut : « l’Univers a-t-il un égo ? »





Il faudrait déjà être à l’écoute de son partenaire et produire un mouvement en fonction des réactions de ce dernier. Il faut donc l’observer et ne rien imposer. Ne pas utiliser notre force musculaire, mais bouger en fonction de l’autre par nos jambes, nos hanches et créer des changements de direction et de rythme. Epouser l’espace, jouer avec le temps… C’est peut être ça se rapprocher de l’ Univers et ne faire qu’un avec… qui sait ?

Chacun salua et, fort de cette profonde réflexion, chacun tenta de mettre en pratique les conseils du senseï face à leur partenaire.

Mais rapidement, on me força les poignets, pestant ouvertement ne pas pouvoir me faire chuter, puis, chargé de visibles frustrations, vint les habituelles cascades de conseils forcés que je n’avais jamais demandé, faisant grossièrement un « cours dans le cours ».

Décidément, sans égo la plupart se sentent nus.

Sans jeu de rivalité, les mêmes n’arrivent pas à concevoir d’autres formes d’échanges que celles binaires de « gagnant/perdant ». Alors ils se sentent vite obligés de se justifier et de trouver des erreurs chez l’autre. De se substituer au senseï en abreuvant de directives celui qui ne s’est pas agenouillé devant leurs gesticulations stériles …

L’Aïkido offre toutefois des rencontres privilégiées et constructives. Lorsque l’on tombe sur des partenaires ayant su élaguer leur esprit, pétrir leur corps, laissant la place à l’observation, l’écoute et le respect de leurs partenaires. Ces pratiquants, trop peu nombreux, sont heureusement bien présents lors de stages. A nous de les découvrir. A nous de les devenir… Commençons par savoir ranger notre propre égo…

24/09/2017
Patrick Belvaux